XenForohosting
  1. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm - Nha khoa Sunshine

Thảo luận trong 'Thẩm Mỹ Viện' bắt đầu bởi nenle, 21/2/20.

Những nhà tài trợ chính:

* Go88 game bài
* link vao VN88 free
* 188bet bóng đá trực tiếp
* Go 88 game bài
* bet188 link xem bóng đá
* soi cầu 247 vip online
* dàn lô 4 số vip
* công ty tnhh funismart tphcm
* b29 game online

  1. nenle
    Offline

    nenle admin

    Tham gia ngày:
    24/10/19
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    (Website nhà tài trợ: công ty kiến trúc nhà)
    Nghĩ đến nha sĩ, điều đầu tiên mà mọi người liên tưởng đến là hình ảnh người nhổ răng. Nhổ răng là một trong những công việc thường xuyên và được dạy kỹ nhất tại trường nha. Thực tế trong thực hành hằng ngày, khi đem đến cho bệnh nhân một cuộc nhổ răng nhẹ nhàng, thì nha sĩ được bệnh nhân khá quý mến.

    Lịch sử đầu tiên của nghành nha bắt đầu từ việc nhổ và trồng răng. Tuy nhiên, nhổ răng trước đây có khá nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Ngày nay, thì nha khoa hiện đại có sự tiến bộ vượt bậc về kiểm soát đau, cũng như kiểm soát các biến chứng trong và sau khi nhổ rất tốt. Và Piezotome đang được quảng cáo rất nhiều như là một giải pháp nhổ răng tốt nhất, không đau – không sưng – không chảy máu…
    Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm - sự thật nhổ răng không đau.

    Vậy sự thực có phải như vậy không?

    Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thong tin cũng như đưa các dấn chứng khoa học đủ mạnh để minh chứng cho vấn đề này.

    Đầu tiên các bước thực hiện nhổ răng thường là:

    B1: Bác sỹ sát khuẩn, gây tê, rạch vạt lợi (nếu cần)

    B2: Mở xương – chia cắt thân răng – chia chân răng (nếu cần)

    B3: Sử dụng kìm, bẩy để lấy chiếc răng ra ngoài, khâu đóng và hậu phẫu.

    ==>> Tham khảo bài viết: Nhổ răng khôn bao lâu thì lành

    Trong các bước trên thì bước mở xương – chia cắt thân chân răng theo cách làm truyền thống sẽ sử dụng tay khoan thẳng hoặc gập góc. Và Piezotome nếu sử dụng thì sẽ thay thế tay khoan tham gia vào bước này.

    Piezotome cũng là một dụng cụ cắt, thay vì sử dụng lực ma sát gây ra do chuyển động xoay của mũi khoan thì nó sử dụng năng lượng rung siêu âm ở tần số cao và nước tưới. Như vậy Piezotome thay thế cho tay khoan là 1 bước trong cả cuộc nhổ răng kéo dài, chứ nó không một mình nhổ được chiếc răng, hay có khả năng rung làm đứt dây chằng nha chu để gắp răng ra dễ dàng.

    Với những trường hợp răng dễ nhổ không cần can thiệp gì đến việc chia thân, chia chân hay cắt xương thì không cần dùng Piezotome, nếu có dùng thì chỉ mang tính tượng trưng chứ thực tế không hề có hiệu quả gì.

    [​IMG]
    Với những trường hợp nhổ răng khôn mọc lệch, cần cắt răng thì việc sử dụng piezotome và tay khoan là như nhau. Sau khi tạo điểm cắt, nha sĩ sẽ dùng bẩy làm tách rời 2 đường cắt hay còn gọi là gãy thân răng chủ động, nhằm giải phóng điểm mọc kẹt vào vị trí răng số 7. Mô răng sau đó bị loại bỏ, không sử dụng cho bất cứ mục đích gì. Việc dùng Piezotome vào cắt răng là hoàn toàn không cần thiết. Các bạn sẽ thấy, việc sử dụng sóng siêu âm chỉ cần thiết khi nhổ răng cần cắt xương. Và những trường hợp cần cắt xương thì cũng không nhiều, thường áp dụng cho răng mọc ngầm hoàn toàn dưới xương, chân răng dùi trống, răng mọc lệch mà phải mở xương để tạo đường thoát lấy ra dễ hơn, hay chia chân vị trí gần cấu trúc thần kinh mạch máu.

    Tuy nhiên kể cả việc sử dụng sóng siêu âm thì cũng chỉ giảm được phần nào đó sưng, đau, nguy cơ tổn thương thần kinh chứ không làm mất hoàn toàn những nguy cơ này như bạn nghĩ.

    ==>> Xem thêm bài viết: Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không

    Nhổ răng khôn chia cắt thân răng - Nha Khoa Sunshine.

    Thật vậy:

    Nghiên cứu của nhóm tác giả Pritika Srivastava và cộng sự. Tiến hành trên 30 người, 30 người này thỏa mãn các đặc điểm đó là:

    · Có răng khôn mọc lệch cả 2 bên đều chỉ định nhổ giống nhau

    · Độ khó chiếc răng khôn theo thang điểm Pederson 2 bên bằng nhau.

    · Tâm lý, thể trạng bệnh nhân tốt

    · Bệnh nhân đồng ý chấp nhận quá trình nhổ răng và thu thập dữ liệu nghiên cứu

    Các bệnh nhân sẽ được nhổ lần lượt bằng dụng cụ cắt Piezotome ở răng bên này, sau đó nhổ bằng cắt tay khoan ở chiếc răng bên kia sau 1 tháng. Nha sĩ nhổ răng cho mỗi người giống nhau để đảm bảo trình độ chuyên môn bác sỹ là như nhau trong quá trình nghiên cứu. Bệnh nhân sẽ được ghi lại các chỉ số vào ngày thứ 1, ngày 3, và ngày thứ 7. Các chỉ số sau đó thu thập gồm: đau, sưng, há miệng hạn chế, thời gian nhổ răng, mức độ viêm huyệt ổ răng và tê bì môi má sau nhổ.

    [​IMG]

    Kết quả nghiên cứu cho thấy:

    1. Về thời gian: Cắt bằng tay khoan sẽ nhanh hơn cắt bằng piezotome, thời gian nhổ bằng tay khoan nhanh hơn.

    2. Về đau: Nhổ bằng piezotome ít đau hơn khi đo ở cả 3 mốc ngày 1,3,7. Tuy nhiên chỉ giảm chứ không có trường hợp nào hoàn toàn không đau.

    Cũng cần nói thêm đây là kết quả của 1 nhóm tác giả khảo sát trên 30 bệnh nhân, có những nghiên cứu khác cho kết quả khác như nghiên cứu Rullo và cộng sự cho thấy giảm đau khi sử dụng siêu âm chỉ có khi ca nhổ răng là tương đối dễ, việc cắt xương diễn ra nhanh. Với những ca phức tạp thậm chí nhổ răng bằng piezotome còn đau hơn là dùng tay khoan, do thời gian kéo dài hơn.

    3. Về tê bì môi má sau nhổ: nhổ bằng sóng siêu âm giảm tỷ lệ tê bì.

    Nguyên nhân giảm tê bì sau nhổ rõ rệt là do piezotome bảo vệ mô mềm khi cắt, tuy nhiên việc tổn thương thần kinh còn nhiều nguyên nhân khác chứ không phải chỉ ở bước khoan cắt. Chúng ta chỉ giảm được nguy cơ chứ không biến mất hoàn toàn được nguy cơ này.

    ==>> Tìm hiểu thêm bài viết: Bọc răng sứ giá rẻ tại Hà Nội.


    4. Về độ há miệng: Nhổ sử dụng Piezotome cũng giảm hơn so với nhổ răng sử dụng tay khoan cắt

    Tuy nhiên, mặt khác trong nghiên cứu của Sivolella và cộng sự lại cho thấy không có khác nhau về biên độ há ngậm sau nhổ răng giữa 2 phương pháp.

    5. Về sưng nề, piezotome có giảm tý xíu nhưng không có ý nghĩa thống kê, gần như sưng nề giống nhau.

    6. Vấn đề viêm huyệt ổ răng sau nhổ

    Không có khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu.

    Qua nghiên cứu này thì nhóm tác giả đề xuất việc cắt răng nên dùng tay khoan và cắt xương thì nên dùng piezotome. Mục đích là cố gắng rút ngắn thời gian nhổ răng, từ đó giảm những nguy cơ biến chứng sau nhổ.
     

    Nguồn: aiti.edu.vn

Chia sẻ trang này