XenForohosting
  1. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Tác hại của răng mọc lệch

Thảo luận trong 'Thẩm Mỹ Viện' bắt đầu bởi nhakhoapeace, 25/2/21.

Những nhà tài trợ chính:

* Go88 game bài
* link vao VN88 free
* 188bet bóng đá trực tiếp
* Go 88 game bài
* bet188 link xem bóng đá
* soi cầu 247 vip online
* dàn lô 4 số vip
* công ty tnhh funismart tphcm
* b29 game online

  1. nhakhoapeace
    Offline

    nhakhoapeace admin

    Tham gia ngày:
    24/2/21
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    (Website nhà tài trợ: công ty kiến trúc nhà)
    Răng mọc lệch là tình trạng răng mọc không thẳng hàng do hàm nhỏ so với răng, hoặc do tác động bên ngoài như sâu răng, viêm nướu...gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng. Bạn hãy cùng Peace Dentistry tìm hiểu nguyên nhân gây hiện tượng răng mọc lệch và cách xử lý nhé.

    I/ TẠI SAO RĂNG MỌC LỆCH?

    - Răng mọc nhưng không đủ khoảng trống trên cung hàm dẫn đến mọc chen chúc, từ đó chèn ép nhau và một số bị đẩy lệch ra khỏi cung hàm. Đây là nguyên nhân rất phổ biến nhất.

    - Do di truyền: Nếu cha mẹ có răng lệch lạc, hô, móm hoặc khớp cắn không chuẩn thì về sau thì con cái cũng có thể bị di truyền bởi các đặc điểm đó.

    - Do mất răng sữa sớm: Một trong những chức năng của bộ răng sữa là hướng dẫn cho các răng vĩnh viễn mọc đúng trên cung hàm. Việc mất răng sữa sớm sẽ khiến cho răng vĩnh viễn mọc lệch, kẹt, xoay và chen chúc.

    - Do một số thói quen xấu: Những thói quen từ nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, bú bình, ngủ nghiến răng, chép miệng… chính là nguyên nhân làm cho cấu trúc xương hàm và vị trí răng bị thay đổi dẫn đến tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em.

    - Mọc răng khôn (mọc chèn ép răng số 7, mọc lệch, mọc ngầm) và gây xô lệch nhiều răng trên hàm.

    - Mất răng: Mất răng gây nên hiện tượng tiêu xương hàm, từ đó gây nên hiện tượng di chuyển và xô lệch răng.

    II/ THẾ NÀO LÀ RĂNG MỌC LỆCH:

    Răng mọc lệch có nhiều loại và loại nào cũng gây ra nhiều vấn đề khó chịu. Nếu hàm răng trên không thẳng hàng, bạn sẽ cắn phải môi và má trong. Ngược lại nếu hàm dưới không đều, bạn sẽ cắn vào lưỡi. Răng mọc lệch có thể bao gồm:

    - Hô (theo chiều ngang): răng hàm trên thường chỉa ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây hô, có thể do hàm dưới nhỏ, do bạn dùng núm vú giả từ nhỏ hay mút ngón tay cái. Những thói quen này sẽ làm hàm trên chìa ra ngoài, thậm chí thay đổi hình dạng vòm miệng trên.

    - Răng thưa hoặc chen chúc: nếu có quá ít hoặc quá nhiều lỗ trống ở răng, bạn sẽ có nguy cơ răng thưa hoặc đầy răng. Tình trạng răng đầy có thể làm răng vĩnh viễn bị chèn ép, gây mọc lệch.

    - Đường giữa bị lệch: xảy ra khi đường chính giữa của các răng cửa hàm trên không thẳng hàng với điểm chính giữa của các răng cửa hàm dưới.

    - Hở khớp răng cửa: mặc dù hai hàm khớp nhau nhưng khi các răng cửa trên không chạm các răng cửa dưới sẽ tạo khoảng hở khi cắn 2 hàm lại, điều này có thể xuất hiện ở cả 2 bên miệng.

    - Cắn chìa (hô theo chiều dọc): đối với một người bị hô, răng cửa hàm trên sẽ dài vượt quá răng cửa hàm dưới. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cắn răng cửa hàm dưới vào vòm miệng.

    - Cắn ngược (móm): xảy ra khi răng hàm dưới đưa ra xa so với răng hàm trên hoặc răng hàm trên đưa sâu vào trong

    - Cắn chéo (cắn má, lưỡi): khi hai hàm khớp lại với nhau thì một số hay tất cả răng hàm trên sẽ khớp vào sai vị trí ở hàm dưới

    - Xoay: xảy ra khi răng xoay khác vị trí bình thường

    - Đảo vị: xảy ra khi răng mọc ở vị trí khác so với bình thường.

    III/ TÁC HẠI CỦA RĂNG MỌC LỆCH:

    - Sai khớp cắn: Răng mọc sai lệch ít nhiều sẽ khiến khớp cắn bị sai khác. Như trường hợp hàm hô, móm thì 2 hàm trên dưới khó có thể đối xứng với nhau, trường hợp răng mọc lộn xộn thì 2 hàm lại khó chạm khít vào nhau.

    - Gây áp lực cho quai hàm: Nhiều người thường có hàm răng trên hoặc hàm dưới hơi bị hô quá nhiều về phía trước. Cả hai điều này đều có thể có hại cho hàm răng và dẫn đến căng thẳng trong quai hàm, khiến bạn khó khăn trong các hoạt động nhai, cắn. Thậm chí bạn có thể bị cắn vào bên trong các mô ở bên kia hàm. Điều này cũng có thể gây tổn hại xương.

    - Cơ chế nhai bị xáo trộn: Răng mọc lệch khiến bạn rất có khả năng ” cắn nhầm” vào nướu hoặc lưỡi của chính mình khi nhai thức ăn. Thức ăn không được nghiền nhai một cách chính xác, bình thường. Nguy cơ dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn, đau xương hàm, thậm chí dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa nếu như kéo dài.

    - Tạo điều kiện cho các bệnh lý răng miệng: Với những trường hợp răng mọc lộn xộn thì những chiếc răng bị che khuất sẽ tạo nên nhưng khe răng làm thức ăn dễ bị dắt vào trong này, việc vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài, mảng bám và vi khuẩn dễ hình thành và tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng.

    - Ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ: Việc răng mọc một cách “không tổ chức”, lộn xộn khiến hầu như sự tự tin của con người giảm sút. Một khuôn mặt sẽ không thể nào gây được thiện cảm với một hàm răng cái chìa, cái vẩy hoặc hô, móm.
     

    Nguồn: aiti.edu.vn

Chia sẻ trang này